Contents
- Kích thước tủ bếp theo tiêu chuẩn của người Việt
- Sở hữu không gian bếp chuẩn phong thủy để thu hút tài lộc
- Bên cạnh kích thước tủ bếp, kiến trúc phong thủy phòng bếp đẹp cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
- Mách nhỏ bạn những cách sở hữu phòng bếp khoa học
- Nếu bạn biết cách lựa chọn có chủ đích các vật dụng nhà bếp đồng thời trang trí chúng một khoa học, căn phòng bếp của bạn sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Để tăng không gian lưu trữ và dễ dàng cho việc thao tác trong bếp, bạn có thể dùng các kệ mở, mà không tạo sự nặng nề cho nhà bếp như các loại kệ kín.
Bếp là nơi người nội trợ dành khá nhiều thời gian cho việc nấu nướng và hâm nóng tình cảm gia đình. Hiện nay, các ngôi nhà hiện đại thường sử dụng tủ bếp để gọn gàng và đẹp hơn. Kích thước tủ bếp phù hợp dựa trên chiều cao của các thành viên sẽ dễ dàng và thoải mái cho việc sử dụng hơn.
Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn và có cho mình lựa chọn tối ưu nhất.
Kích thước tủ bếp theo tiêu chuẩn của người Việt
Khi thiết kế tủ bếp, người ta sẽ quan tâm đến các yếu tố như kích thước tủ bếp trên và tủ bếp dưới, kích thước cánh tủ bếp, bàn bếp hay khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới,… Những yếu tố này sẽ có số đo phù hợp cho người Việt Nam, cụ thể như sau:
Kích thước tủ bếp dưới
Chiều cao trung bình của người Việt Nam đối với nam là 164cm và đối với nữ là 153cm. Với số đo chiều cao như vậy, kích thước thông thường của tủ bếp dưới sẽ từ 81cm đến 85cm, chiều sâu của tủ bếp dưới là 60 cm. Với kích thước này người Việt có thể thuận tiện sử dụng và chứa các vật dụng tiện ích như bếp từ, máy rửa bát hoặc lò nướng.
Kích thước tủ bếp trên
Tủ bếp trên sẽ được thiết kế với độ sâu trung bình từ 30cm đến 35cm và độ cao sẽ là từ 45cm đến 75cm. Như vậy, người dùng có thể lắp đặt thêm các máy móc khác như máy sấy bát hoặc máy hút bụi.
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới
Để không gian bếp thật lý tưởng thì khoảng không giữa tủ bếp dưới và tủ bếp trên cần phải có kích thước phù hợp. Để có thể lắp đặt những loại máy điển hình như máy hút mùi với kích thước tiêu chuẩn là từ 60 đến 80cm. Với kích thước này máy hút mùi sẽ hoạt động tốt nhất. Bên cạnh đó, khoảng khách từ dưới khu vực khoang chậu rửa và bếp trên cũng như các khu vực khác từ 40 đến 60cm là đạt chuẩn.
Chính vì vậy, chiều cao chuẩn của toàn bộ tủ nên được thiết kế từ 2,4 m – 2,5 m và tầm mở cửa tủ trên tối đa là 1,8m – 1,9m. Nếu bạn thiết kế tầm mở cửa cao hơn sẽ khiến cho người sử dụng sẽ gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, chiều cao của tủ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, căn cứ vào chiều cao của trần nhà mà bạn có thiết kế phù hợp.
Kích thước mặt đá tủ bếp
Mặt đá tủ bếp tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian phòng bếp trở nên sạch sẽ và sang trọng. Vì vậy, việc thiết kế kích thước cho mặt đá tủ bếp cũng cần phải được lưu ý. Chiều dài đá nên từ 150cm – 210cm và tối đa là 320cm, độ dày khoảng 15mm – 18mm – 20mm và chiều sâu đạt 60cm – 62cm.
Tùy vào từng loại đá mà độ dày và kích thước sẽ khác nhau, nhưng những thông số ở trên là tiêu chuẩn mà bạn nên tham khảo.
Kích thước cánh tủ bếp
Kích thước cánh tủ bếp có chiều cao từ 70cm – 80cm là tiêu chuẩn, nếu bạn sử dụng gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Xét theo chiều rộng thì đối với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp sẽ có sự khác biệt:
Gỗ tự nhiên: Chiều rộng cần đạt từ 30cm – 37cm, kích thước này sẽ đảm bảo gỗ không bị biến dạng.
Gỗ công nghiệp: Chiều rộng khoảng từ từ 30cm – 70cm và đẹp nhất là 50 cm vì loại gỗ này đã được gia công chắc chắn, ép thành tấm lớn.
Kích thước bàn bếp
Bàn bếp có chiều cao tiêu chuẩn từ 86cm đến 89cm hoặc 94cm đến 1m, và chiều rộng trong khoảng 47cm đến 50cm hoặc 55cm đến 62cm. Với chiều cao và chiều rộng này, người làm bếp sẽ cảm thấy dễ thao tác và thoải mái hơn.
Sở hữu không gian bếp chuẩn phong thủy để thu hút tài lộc
Bên cạnh kích thước tủ bếp, kiến trúc phong thủy phòng bếp đẹp cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Phương hướng đặt phòng bếp
Phong thủy học cho rằng bếp nên tránh gió để tụ được khí tốt lành, tránh đặt ở vị trí nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau có cửa sổ. Còn theo sự khoa học, nếu đặt bếp ở hướng có gió to, khi nấu nướng sẽ bị gió đẩy ra bốn phía khiến hỏa khí trong phòng bốc cao dễ gây ra hỏa hoạn.
Thủy – Hỏa xung khắc nhau trong quan niệm phong thủy phòng bếp, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước. Vì lý do đó, để có phòng bếp phong thủy đẹp, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương hay đường nước. Khi bài trí nội thất, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo tính “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn rửa bát…
Quan trọng, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”, nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành. Để áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho tiền tài và sự hòa thuân của gia đình. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát”, tức là cửa phòng bếp nhất định phải quay đến hướng tốt để nó có thể hút được khí lành đem tài lộc về cho gia chủ.
Vị trí đặt phòng bếp
Một điều rất quan trọng nữa, là việc bố trí đặt phòng bếp cần cách xa phòng ngủ. Vì luồng nhiệt nóng bức và mùi dầu mỡ sinh ra trong quá trình nấu nướng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người trong gia đình. Thậm chí dẫn đến tâm tính thất thường của các thành viên, dễ gây bất hòa.
Đồ trang trí trong phòng bếp
Bạn cũng nên chú ý tới màu sắc và vật dụng trang trí trong phòng bếp. Màu sắc tốt nhất nên lựa chọn để sơn tường và trần phòng bếp là những gam màu tươi sáng như trắng, vàng, nâu, kem. Những gam màu đấy sẽ đem lại cảm giác thư thái và dễ chịu cho các thành viên trong gia đình.
Cũng nên trang trí một vài chậu cây cảnh hay tranh để tô điểm thêm cho không gian nơi đây. Cây cảnh bạn có thể chọn những loại cây nhỏ, không chiếm diện tích để tạo cái nhìn tươi mát hơn. Tranh treo tường thì nên lựa chọn những loại tranh kích thích thị giác hay đơn giản chỉ là tranh bình hoa, tranh tĩnh vật là đủ xinh xắn.
Mách nhỏ bạn những cách sở hữu phòng bếp khoa học
Nếu bạn biết cách lựa chọn có chủ đích các vật dụng nhà bếp đồng thời trang trí chúng một khoa học, căn phòng bếp của bạn sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Bố trí hợp lý dụng cụ ở các tủ, kệ và ngăn kéo
Sắp xếp các dụng cụ làm bếp một cách khoa học, bạn sẽ không phải luống cuống đi tìm xem vật dụng đang cần ở đâu. Có thể sử dụng những chiếc giá treo hoặc sử dụng các khay nhỏ để phân chia rõ ràng cho từng nhóm dụng cụ nấu nướng theo thứ tự ưu tiên của tần suất sử dụng. Những dụng cụ hay được sử dụng nhiều nên để ở một tủ riêng gần với bếp nấu hoặc bàn nấu ăn. Và ngược lại, bạn hãy cất gọn những dụng cụ ít khi dùng ở một chỗ xa hơn.
Để tăng không gian lưu trữ và dễ dàng cho việc thao tác trong bếp, bạn có thể dùng các kệ mở, mà không tạo sự nặng nề cho nhà bếp như các loại kệ kín.
Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý để có phòng bếp gọn gàng và khoa học. Không gian có ánh sáng thiên nhiên sẽ mang lại cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn. Tuy nhiên nếu phòng bếp không có cửa sổ, hãy đầu tư hệ thống đèn trần sao cho thật đủ sáng tạo cảm giác ấm cúng. Nếu phòng bếp quá nhỏ và thấp thì không nên sử dụng các loại đèn chùm hay nhiều đèn trang trí cầu kỳ, sẽ gây ra cảm giác vướng víu và chật chội khi nấu nướng.
Tận dụng không gian trần bếp
Trong nhà bếp sẽ có một số món đồ hiếm khi bạn sử dụng nhưng không muốn bỏ đi hay những vật dụng trang trí. Vậy hãy tận dụng không gian trần bếp để lưu trữ chúng. Chủ nhà đã biến chiếc kệ trên cửa sổ thành nơi lưu trữ những chai dầu thiên nhiên, hay những thứ tùy vào sở thích riêng. Hơn thế nữa, chúng còn kéo sự chú ý vào chiều cao của nhà bếp và hút mắt tới dầm gỗ mộc tuyệt đẹp của trần bếp.
Dán nhãn cho các hộp gia vị
Dán nhãn cho các hộp gia vị là 1 việc làm khá nhỏ nhưng lại đem đến hiệu quả sử dụng cao. Phương pháp này giúp việc nấu nướng của bạn trở nên nhanh chóng hơn và tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, việc dán nhãn cho các hộp gia vị trông căn phòng bếp cũng trở nên đáng yêu và tinh tế hơn rất nhiều.
Những thông tin khoa học về kích thước tủ bếp mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đã có thêm những có thể sở hữu không gian bếp đẹp và ấm cúng, văn minh hơn. Chúc quý bạn đọc và quý khách hàng sớm có thể hoàn thiện không gian giữ lửa cho ngôi nhà thân yêu của mình.